Giao Thông 1971

Trafic

Nội dung phim

Giao Thông VietSub Trafic 1971

Trafic – Traffic (Giao Thông, 1972) là bộ phim cuối cùng của Jacques Tati về nhân vật nổi tiếng Monsieur Hulot, nằm trong mạch phim đả kích xã hội hiện đại của vị đạo diễn Pháp này. Thay vì dùng từ thông thường trong tiếng Pháp, Tati đặt tên phim là Trafic theo từ lóng ghép giữa tiếng Pháp và tiếng Anh nhằm nhấn mạnh tính chất “trao đổi hàng hóa” (hàm ý thương mại) thay vì “giao thông” (hàm ý kết nối) của thế giới hiện đại – biểu hiện ở đây là xe hơi. (Từ Trafic sau đó cũng được dùng đặt tên cho một dòng SUV của Renault được sản xuất vào năm 1981.) Với Trafic, Tati chuyển sự chú ý từ cấu trúc quan liêu trong kiến trúc đô thị sang hiệu ứng của những sự cố dở khóc dở cười trên đường đi, như ngụ ý rằng: Động cơ máy móc thay đổi cuộc sống của con người, tiện lợi hơn, nhưng không phải lúc nào cũng theo hướng tốt đẹp nhất. Nhân vật Monsieur Hulot trở lại sau Playtime – châm biếm những nỗi kinh hãi do kiến trúc hiện đại gây ra, nhưng đồng thời sự hoành tráng của nó cũng khiến Tati phá sản. Điều đó giúp cho Trafic có nét sâu sắc khác lạ với những phim có phần thiên về hoa mĩ trước đó của Tati. Ít âm nhạc hơn. Ít màu sắc hơn. Những câu đùa vui bớt phần bông lơn hơn.Lần này Monsieur Hulot, trong chiếc áo khoác mưa nhăn nhúm, chiếc mũ méo mó, tất ẩn hiện dưới chiếc quần ống quá ngắn, lao vào chuyến phiêu lưu khác cũng đặt trong bối cảnh cơ giới đảo điên này. Với chức vụ Giám đốc thiết kế, ông phải đem mẫu xe hơi mới nhất của công ty sang dự Triển lãm Ôtô quốc tế tại Amsterdam (Hà Lan). Chiếc xe có nhiều tính năng thú vị cho những con người thích đi đây đó, nào bếp, vòi hoa sen, bàn ăn ngoài trời, giường ngủ và cả truyền hình – một dự báo sớm của hội chứng “Pimp My Ride”, chương trình độ xe nổi tiếng. Đồng hành là những cộng sự khó chịu, kẻ thì thiếu thân thiện, người thì đỏng đảnh trên chiếc xe thể thao màu vàng. Trớ trêu thay, những chiếc xe trong Trafic lại đại diện cho sự… bất động. Hulot và các cộng sự liên tục va phải rào cản: nào hết xăng, nào xẹp lốp, nào bị bắt vì trục trặc giấy tờ, nào đụng xe. Tất nhiên, Hulot phải cố gắng để giải quyết, từ đó tự đưa mình vào vô số tình huống oái oăm. Cuối cùng chiếc xe cũng có thể trở lại con đường. Nhưng lại nhanh chóng mắc kẹt để rồi buộc nó phải chứng kiến bao khuôn mặt chán chường nơi xứ sở văn minh: người ngáp, kẻ ngoáy mũi, người ấn còi inh ỏi, kẻ đành lặng đi trong tiếng quảng cáo. Tất cả thể hiện sự giam cầm, bức bối, không phải tự do – như những gì chúng ta vẫn hay nghĩ về công nghệ hiện đại. Có vẻ Tati dùng chuyến hành trình dài này như để kết lại chuỗi câu chuyện về Monsieur Hulot, trong đó những đặc điểm điển hình của phong cách hài Tati gần như được điểm hết lại trong suốt chuyến đi.

Bình Luận Facebook

Đóng